Nhôm trở thành nguyên liệu ngành đúc phổ biến được dùng trong sản xuất linh kiện ô tô, viễn thông và nhiều ngành công nghiệp khác.
Trong bài viết này, Thiết bị Phong Đạt sẽ đề cập sợ lược về quy trình đúc khuôn nhôm và lý giải vì sao nhôm trở thành nguyên liệu ngành đúc phổ biến trong ngành công nghiệp nặng này.
Đúc nhôm là một quá trình tạo hình kim loại để sản xuất các bộ phận nhôm phức tạp. Các thỏi hợp kim nhôm được nung ở nhiệt độ cao cho đến nóng chảy hoàn toàn. Sau đó, dưới áp suất, nhôm lỏng được đưa vào khoang của khuôn thép. Khuôn gồm hai nửa và khi đông đặc, hai nửa khuôn được tách ra để lộ phần nhôm đúc.
Vật đúc nhôm thường được tạo hình chính xác với bề mặt nhẵn.Vì thế, nhôm là nguyên liệu ngành đúc đáp ứng yêu cầu của khách mà không cần phải gia công tối thiểu hoặc không cần gia công. Bên cạnh đó, khuôn thép có thể được tái sử dụng nên quy trình đúc có thể được lặp lại. Do đó, nhôm thường được dùng để sản xuất số lượng lớn linh kiện và bộ phận máy móc.
Đúc khuôn nhôm có nhiều lợi thế so với các quy trình khác nên nhôm trở thành nguyên liệu ngành đúc phổ biến. Một trong những lợi thế đáng chú ý nhất là khả năng tạo ra vật đúc có hình dạng rất phức tạp hơn phương pháp đúc ép đùn và gia công cơ khí. Một ví dụ hoàn hảo để chứng minh là quy trình sản xuất linh kiện ô tô phức tạp như hộp số và khối động cơ. Các quy trình khác không thể đạt được độ phức tạp và dung sai cần thiết như đúc khuôn nhôm.
Một số lợi thế khác của loại nguyên vật liệu ngành đúc này là sản phẩm đúc nhôm có bề mặt nhẵn, chi tiết tinh xảo, bất kỳ kích thước lớn hay nhỏ.
Doanh nghiệp phải cân nhắc một vấn đề, nhất là nguyên liệu ngành đúc, khi thiết kế mẫu và khuôn.
Một là, khuôn phải được thiết kế để tách rời (thành hai nửa khuôn). Đường đánh dấu kết nối hai nửa khuôn được gọi là đường phân khuôn. Đường phân khuôn phải được xác định rõ trong giai đoạn đầu của thiết kế khuôn.
Hai là, vị trí của các điểm phun nhôm nóng chảy. Khuôn phải được thiết kế với vài điểm phun đề phòng trường hợp kim loại nóng chảy sẽ đông đặc trước khi tràn đầy khuôn. Ba là, độ dày thành của các bộ phận cần phải được duy trì trong suốt quy trình đúc.
Đúc bằng cát xanh và khuôn vĩnh cửu (khuôn kim loại có thể tái sử dụng nhiều lần) là hai quy trình đúc nhôm phổ biến. Quy trình đúc khuôn cát xanh sử dụng cát ướt để tạo khuôn cho vật đúc nên ít tốn kém hơn so với hai quy trình còn lại.
Còn phương pháp đúc khuôn vĩnh cửu yêu cầu nhôm nóng chảy được đổ vào khuôn bằng trọng lực. Hai phương pháp này yêu cầu xử lý bề mặt sau khi vật đúc rời khỏi khuôn.
Các bộ phận nhôm đúc đòi hỏi gia công tối thiểu bề mặt bằng máy. Lý do là bề mặt đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn có những điểm không hoàn hảo như đường nối hai nửa khuôn. Bề mặt gồ ghề hoặc các khuyết điểm khác có thể được xử lý bằng cách chà nhám hoặc bắn cát.
Thiết bị gia công nguội thường được sử dụng trong đúc nhôm để tăng khả năng chống mỏi. Ngoài ra, nhà sản xuất có thể sơn tĩnh điện để tạo lớp phủ bảo vệ hoặc trang trí cho vật liệu ngành đúc đã hoàn thiện.
Trên thị trường, một số vật liệu phổ biến nhất là hợp kim nhôm A380, A383, B390, A413, A360 và CC401. Chẳng hạn, A360 có khả năng chống ăn mòn tốt, độ kín kiểm tra bằng áp lực và độ chảy loãng rất tốt khi nóng chảy. B390 thì có khả năng chống mài mòn vượt trội và độ cứng cao, trong khi có độ dẻo thấp nhất trong tất cả các hợp kim đúc. Do đó, B390 thường được dùng sản xuất linh kiện động cơ ô tô.
Tóm lại, quy trình tạo hình kim loại phụ thuộc vào ngân sách, yêu cầu kỹ thuật, số lượng sản xuất linh kiện nhôm.
Với nhiều năm kinh nghiệm, Thiết bị Phong Đạt sẽ hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp để chọn thiết bị và nguyên vật liệu ngành đúc tốt nhất, đáp ứng nhu cầu sản xuất.
————————————————————————
Văn phòng Trụ sở: 175/51 PHÓ CƠ ĐIỀU, PHƯỜNG 06, QUẬN 11, TP.HCM.
Địa chỉ Kho: 94/15 Đường Bình Chuẩn 31, KP. Bình Phước A, P. Bình Chuẩn, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Tel: (+84) 0913.772.019 – 0906.841.474
Website: https://thietbiphongdat.com – Email: [email protected]