Kỹ thuật đúc khuôn kim loại trải qua một bề dày lịch sử và ngày càng phổ biến trong nhiều ngành sản xuất khác nhau.
Theo các tài liệu lịch sử, kỹ thuật đúc khuôn kim loại có từ năm 1800, ban đầu chỉ phục vụ ngành in đang phát triển mạnh lúc bấy giờ.
Năm 1849, chế tạo máy đúc khuôn vận hành thủ công được phát minh để dùng trong ngành in ấn, giúp in chính xác và bền bỉ hơn với các hình dạng chữ cái phức tạp khác nhau. Sau đó, vào năm 1855, nhà phát minh người Mỹ gốc Đức Otto Mergenthaler là người có công nâng cấp để máy in kiểu chữ có hiệu suất tốt hơn. Đây chính là bước ngoặt mới của ngành xuất bản.
Trong thế kỷ 19, nhu cầu về máy đúc khuôn gia tăng nhờ vào những ưu điểm của chúng. Từ đó, đúc khuôn trở nên phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Trong thời kỳ này, thế giới chứng kiến nhiều sự tiến bộ về công nghệ đúc kim loại. Chẳng hạn, nhôm thay thế thiếc và chì để làm vật liệu đúc do chất lượng cao hơn. Ngoài ra, quy trình đúc lực thấp ra đời bên cạnh phương pháp đúc áp lực cao.
Theo công ty Grand View Research, ngành công nghiệp đúc kim loại chiếm 49,7% thị phần toàn cầu vào năm 2016, tăng đều trong những năm sau đó nhờ tỷ lệ sản xuất chi phí thấp và tính nhất quán.
Hai quy trình đúc khuôn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp là đúc khuôn buồng nóng và đúc khuôn buồng lạnh. Mỗi phương pháp đều có những đặc thù riêng và được áp dụng trong các dự án khác nhau.
Doanh nghiệp thường ứng dụng quy trình đúc buồng nóng để gia công các vật liệu có điểm nóng chảy thấp như hợp kim kẽm, thiếc, chì và magie. Quy trình đúc này không phù hợp với các hợp kim có điểm nóng chảy cao hơn vì nó sẽ làm hỏng hệ thống bơm do tiếp xúc trực tiếp với kim loại nóng chảy.
Trong quy trình đúc buồng lạnh, kim loại nóng chảy sẽ được rót vào buồng lạnh trước khi bơm vào khuôn. Hệ thống thủy lực được sử dụng trong quy trình buồng lạnh tương tự như hệ thống buồng nóng. Tuy nhiên, nó có thể yêu cầu áp suất lớn hơn, từ 2.000 đến 20.000 psi.
Cả quy trình đúc khuôn buồng nóng và buồng lạnh đều có bước bơm kim loại nóng chảy vào khuôn dưới áp suất cao. Dưới đây là các bước quy trình đúc khuôn phức tạp.
Bước đầu tiên là kẹp khuôn. Trước khi thực hiện, khuôn được làm sạch để loại bỏ mọi tạp chất và bôi trơn. Sau bước làm sạch và bôi trơn, khuôn sẽ được kẹp chặt trước khi bơm kim loại nóng chảy vào.
Kim loại nóng chảy được đổ vào buồng lạnh hoặc nóng trước vào khuôn để hình thành vật đúc theo hình dạng, thiết kế mong muốn.
Kim loại nóng chảy trong khuôn sẽ đông đặc, hóa rắn đúng như hình dạng của khuôn và được làm nguội trước khi tách rời khỏi khuôn.
Đây là bước cuối cùng để loại bỏ kim loại dư thừa, xử lý bề mặt vật đúc. Những phần kim loại bị loại bỏ có thể tái chế và tái sử dụng.
Doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với Thiết bị Phong Đạt để được tư vấn xây dựng quy trình đúc và lựa chọn thiết bị máy móc ngành đúc phù hợp với nhu cầu sản xuất.
——————————————————————