Trong những năm gần đây, các chuyên gia nhấn mạnh doanh nghiệp ngành đúc, đúc khuôn cần phải nỗ lực hiện đại hóa, đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để phát triển bền vững, mở rộng sản xuất cho thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.
Ngành công nghiệp đúc và đúc khuôn tại Việt Nam có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Research and Markets, quy mô thị trường cho ngành đúc Việt Nam được định giá là 6,14 tỷ USD vào năm 2020 và ước tính sẽ đạt 8,41 tỷ USD vào năm 2027, tăng trưởng với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) là 4,5% trong giai đoạn dự báo.
Theo số liệu của trang thông tin ngành đúc toàn cầu foundry-planet.com (trụ sở tại Đức), ngành công nghiệp đúc Việt Nam sản xuất khoảng 550.000 tấn/năm và đang phục vụ cho các ngành công nghiệp sau: ô tô và linh kiện ô tô, ngành điện, công nghiệp máy kéo, máy xây dựng, máy bơm, máy nén, van ống, phụ kiện đường ống, điện, dệt may, xi măng, máy nông nghiệp, công cụ gia công & công nghiệp kỹ thuật và xuất khẩu cơ khí.
Một trong những xu hướng chính trong ngành đúc là nhu cầu ngày càng tăng đối với những loại vật liệu và linh kiện nhẹ, được cho là xuất phát từ việc nhiều nhà công ty nước ngoài chuyển dần nhà máy, dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác (bao gồm Việt Nam) hậu dịch Covid-19.
Trong định hướng phát triển có từ năm 2012, Bộ Công thương Việt Nam đã mục tiêu đến năm 2020 đáp ứng phần lớn nhu cầu sản phẩm đúc của thị trường nội địa đối với các ngành: khai thác mỏ, xây dựng, giao thông, cơ khí chế tạo, quốc phòng, và trong đó có phần một phần xuất khẩu.
Đến năm 2025, Bộ Công thương đặt kỳ vọng Việt Nam sẽ hướng đến sản xuất được những sản phẩm đúc chất lượng cao để thay thế nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu. Để phát triển ngành đúc, theo ước tính của Bộ Công thương, Việt Nam cần hơn 1,5 tỷ USD, trong đó, giai đoạn đến 2015 là 945 triệu USD và giai đoạn 2016 – 2025 là khoảng 592 triệu USD.
Xu hướng kể trên và định hướng phát triển của Bộ Công thương đã thúc đẩy việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ và thiết bị mới như đúc khuôn nhôm – vốn trở thành lựa chọn phổ biến của các công ty trong nhiều lĩnh vực như ô tô và điện tử tiêu dùng.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp đúc Việt Nam cũng phải đối mặt nhiều thách thức. Một vấn đề lớn của không ít doanh nghiệp đúc và khuôn đúc ở Việt Nam là thiếu thiết bị và công nghệ hiện đại. Nhiều doanh nghiệp vẫn dựa vào thiết bị lạc hậu, làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
Vấn đề này từng được nêu trong những hội nghị ngành đúc và cũng được ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Đúc luyện kim Việt Nam, phân tích trong cuộc phỏng vấn với Báo Công thương năm 2015.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, các số liệu thống kê cho thấy Việt Nam có khoảng 400 doanh nghiệp đúc. Tuy nhiên, trong số doanh nghiệp này, chỉ một tỷ lệ nhỏ đầu tư vào thiết bị và công nghệ hiện đại, dù chính phủ áp dụng nhiều chính sách để hỗ trợ ngành này, như ưu đãi thuế cho các công ty đầu tư vào công nghệ tiên tiến.
Để giải quyết thách thức này, nhiều công ty của Việt Nam đã bắt đầu đầu tư vào thiết bị hiện đại để cải thiện quy trình sản xuất. Chưa kể, doanh nghiệp ngành đúc Việt Nam còn phải cạnh tranh với công ty nước ngoài trong vấn đề hiện đại hóa dây chuyền sản xuất. Chẳng hạn, năm 2020, nhà sản xuất Nissin Casting Việt Nam của Nhật Bản đã đầu tư 33 triệu USD để trang bị công nghệ, máy móc tối tân tại nhà máy ở Việt Nam.
Trước xu thế kể trên, Thiết bị Phong Đạt với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành đúc có thể hỗ trợ tư vấn và cung cấp thiết bị, máy móc thiết bị ngành đúc hiện đại nhất phù hợp với quy mô cũng như dòng vốn các doanh nghiệp.
————————————————————————————————
Văn phòng Trụ sở: 175/51 PHÓ CƠ ĐIỀU, PHƯỜNG 06, QUẬN 11, TP.HCM.
Địa chỉ Kho: 94/15 Đường Bình Chuẩn 31, KP.Bình Phước A, P.Bình Chuẩn, TP.Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Tel: (+84) 0913.772.019 – 0906.841.474.
Website: https://thietbiphongdat.com – Email: [email protected]