Cơ hội đầu tiên phải kể đến là tăng trưởng kinh tế tốt và nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm của ngành công nghiệp đúc.
Đặc biệt, ngành đúc kim loại có tiềm năng lớn để mở rộng thị trường, do nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào hệ thống máy móc cùng với công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng và cả số lượng của sản phẩm.
Một số doanh nghiệp lớn thậm chí đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế như ISO, JIS (Nhật Bản), DIN (Châu Âu). Đồng thời, sản phẩm trong nước đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Mỹ và EU…
Xu hướng tìm kiếm nguồn cung ngoài Trung Quốc (chiến lược “China +1“) cũng tạo cơ hội lớn cho ngành đúc Việt Nam. Các nhà mua hàng quốc tế đang tìm kiếm những địa điểm sản xuất mới, nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Đây là cơ hội cho ngành này thu hút nhiều hơn nữa các đơn hàng quốc tế. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp phải biết cách tận dụng lợi thế về giá nhân công thấp hơn cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Để từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Mặc dù mang nhiều cơ hội phát triển, nhưng ngành đúc Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức. Một trong những vấn đề lớn nhất là tình trạng phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu.
Chẳng hạn, ngoài cát, hầu hết các nguyên vật liệu khác như gang, thép phế liệu đều phải nhập khẩu, chủ yếu từ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan… Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh về giá cả so với các quốc gia khác.
Về mặt kỹ thuật, mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng kể, nhưng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể sánh kịp với doanh nghiệp Nhật Bản. Sự chênh lệch này không chỉ đến từ máy móc và công nghệ, mà còn do trình độ nhân sự cùng với khả năng quản lý.
Vì thế, các doanh nghiệp đúc Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào hoạt động đào tạo nhân lực, nâng cấp thiết bị, đồng thời hiện đại hóa quy trình sản xuất. Điều này sẽ giúp cho việc cải thiện chất lượng sản phẩm đạt được hiệu quả tích cực.
Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm môi trường và an toàn lao động cũng là thách thức lớn cho ngành đúc tại Việt Nam. Quá trình đúc phát thải nhiều bụi, khí thải cùng với nước thải độc hại, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như sức khỏe của người lao động.
Bên cạnh đó, nhiều xưởng đúc, đặc biệt là các xưởng siêu nhỏ tại các làng nghề, vẫn sử dụng máy móc cũ, tăng nguy cơ dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, để phát triển một cách bền vững, ngành đúc Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện những biện pháp bảo vệ phù hợp.
Tóm lại, ngành đúc tại Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng phát triển nhờ vào sự gia tăng nhu cầu và xu hướng tìm kiếm nguồn cung mới ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa cơ hội, chúng ta cần vượt qua các thách thức về nguyên vật liệu, kỹ thuật cùng với môi trường. Nếu những hoạt động này được thực hiện một cách đúng đắn cũng như cải tiến liên tục, ngành đúc tại thị trường trong nước sẽ tiếp tục phát triển, nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.
Ngành đúc là một ngành công nghệ chế tạo sản phẩm bằng cách rót vật liệu ở trạng thái chảy lỏng vào khuôn có hình dạng cụ thể, như hình tròn, trụ, phễu… Sau quá trình này, vật liệu lỏng sẽ nguội đi và đông đặc lại.
Từ đó, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh sở hữu hình dạng đồng đều tương tự khuôn mẫu, phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng. Các phương pháp đúc chủ yếu được thực hiện với kim loại, nhưng cũng có thể áp dụng cho một số vật liệu khác.
Ngành đúc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp mà còn là nền tảng cung cấp công cụ cần thiết cho nhiều ngành nghề khác nhau.