Đúc kim loại là một quá trình sản xuất vật liệu, khi đó vật liệu lỏng thường được đổ vào khuôn có chứa một khoang có hình dạng mong muốn và để đông đặc. Hãy cùng thiết bị Phong Đạt tìm hiểu rõ hơn về những phương pháp đúc phổ biến thông qua bài viết sau.
Quá trình đúc thường sử dụng kim loại hoặc nhiều loại vật liệu cứng khác nhau. Nên nó sẽ cứng lại sau khi trộn hai hoặc nhiều thành phần. Vì nếu sử dụng các phương pháp khác sẽ khó tạo hình hoặc rất tốn kém. Hiện nay, có những loại hình đúc kim loại nào phổ biến nào?
Đúc cát là một trong những kiểu đúc kim loại phổ biến và dễ dàng nhất. Nó đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ. Đúc cát cho ra các mẻ nhỏ hơn đúc khuôn vĩnh cửu và với chi phí rất hợp lý. Đúc cát cũng có thể đúc hầu hết các kim loại. Tùy thuộc vào loại cát được sử dụng để làm khuôn. Cát đúc thường bao gồm các hạt hình cầu, được nghiền mịn, có thể kết dính chặt chẽ với nhau để tạo thành một bề mặt khuôn nhẵn.
Trong khi đúc, cát cũng có thể được tăng cường bằng cách thêm đất sét. Điều này sẽ làm cho các hạt liên kết chặt chẽ hơn. Hiện nay, các sản phẩm ô tô như khối động cơ được tạo ra bằng cách đúc cát.
Phương pháp này sử dụng kiểu sáp dùng một lần cho từng bộ phận được đúc. Trong đó, sáp được bơm trực tiếp vào khuôn, lấy ra. Sau đó được phủ bằng vật liệu chịu lửa và chất kết dính để tạo ra một lớp vỏ dày.
Đúc mẫu chảy được sử dụng rộng rãi để chế tạo các bộ phận cho ngành công nghiệp. Chẳng hạn như ô tô, sản xuất điện và hàng không vũ trụ… Phương pháp này đảm bảo rằng các thành phần được tạo ra với độ chính xác, tính linh hoạt và tính toàn vẹn.
Là phương pháp tạo khuôn vật liệu bằng cách ép kim loại nóng chảy dưới áp suất cao vào trong lòng khuôn. Hầu hết các khuôn đúc được làm từ kim loại màu. Đặc biệt là hợp kim kẽm, đồng và nhôm. Tuy nhiên, có thể sử dụng các bộ phận đúc bằng kim loại sắt. Quá trình này đặc biệt thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu nhiều bộ phận có kích thước vừa và nhỏ. Với chất lượng bề mặt tốt và độ chính xác cao về kích thước.
Trong quá trình này, khuôn được đổ đầy kim loại từ lò nung áp suất với áp suất thường vào khoảng 0.7 bar. Một trong những ưu điểm chính của quy trình này là kiểm soát chính xác quá trình trám khuôn. Kim loại nóng chảy chảy nhanh và trơn tru qua các đường ống dẫn. Nó làm giảm sự hình thành oxit và ngăn ngừa hiện tượng rỗ.
Quy trình này được phát triển để sản xuất các bộ phận đối xứng trục. Chẳng hạn như bánh xe ô tô. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng lõi cát trong khuôn. Nó cũng rất phù hợp để sản xuất các bộ phận có cấu hình rỗng và phức tạp.
Được sử dụng để chế tạo các bộ phận dài, có hình trụ như ống gang bằng cách dựa vào lực G phát triển trong khuôn quay. Kim loại nóng chảy được đưa vào khuôn và được đập vào mặt bên trong của khuôn. Tạo ra một vật đúc kim loại không có lỗ rỗng.
Là một quá trình đúc kim loại bằng khuôn vĩnh viễn. Trong đó kim loại nóng chảy được đổ từ bình hoặc gáo vào khuôn. Các đường cắt có thể được gia công các hình dạng bằng cách sử dụng lõi cát. Đồng thời có các đặc tính cơ học tốt hơn. Ngoài ra, quá trình này có tỷ lệ đúc cao hơn đúc nhôm cát, nhưng khuôn kim loại đắt hơn cát. Và đúc trọng lực có xu hướng tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn.
Thiết bị Phong Đạt hiện đang cung cấp nguyên vật liệu ngành đúc chuyên nghiệp.
————————————————————————-
Văn phòng Trụ sở: 175/51 PHÓ CƠ ĐIỀU, PHƯỜNG 06, QUẬN 11, TP.HCM.
Địa chỉ Kho: 94/15 Đường Bình Chuẩn 31, KP. Bình Phước A, P. Bình Chuẩn, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Tel: (+84) 0913.772.019 – 0906.841.474
Website: https://thietbiphongdat.com – Email: [email protected]