Đúc khuôn các thiết bị kim loại hình thành từ năm 1838,ban đầu chỉ nhằm mục đích tạo ra những linh kiện cho ngành in ấn. Đến nay, ngành đúc kim loại phát triển vượt bậc và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đúc kim loại là quá trình rót kim loại nóng chảy vào khuôn (có thể tái sử dụng) để tạo thành sản phẩm mong muốn.
Hầu hết vật đúc được làm từ kim loại màu như kẽm, đồng, nhôm, magiê, chì, thiếc và hợp kim gốc thiếc. Tùy thuộc vào loại kim loại mà doanh nghiệp có thể sử dụng kỹ thuật đúc buồng nóng hoặc buồng lạnh. Dưới đây là lược sử ngành đúc kim loại:
Vào thế kỷ 18, thiết bị đúc đầu tiên đã được cấp bằng sáng chế. Bằng sáng chế đã được trao cho Sturges vào năm 1849 cho chiếc máy vận hành thủ công đầu tiên dành cho máy đóng khuôn chữ lúc bấy giờ.
Trong thời kỳ đầu phát triển, phương pháp đúc kim loại chủ yếu được dùng để làm thiết bị in ấn. Thiết bị đúc Soss do một công ty Mỹ ở TP. Brooklyn sản xuất, là máy đầu tiên được sử dụng rộng rãi.
Vào đầu thập niên 1890, những khuôn phức tạp hơn được tạo ra, phục vụ nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Chẳng hạn, ngành công nghiệp đúc kim loại giúp phát triển máy tính tiền, khung và những sản phẩm sản xuất hàng loạt khác. Cuộc Cách mạng Công nghiệp vào cuối thế kỷ 18 thúc đẩy sự phát triển của ngành đúc kim loại.
Các hợp kim đúc khuôn đầu tiên có thành phần khác nhau gồm thiếc và chì. Tuy nhiên, việc sử dụng hai vật liệu này giảm dần trước sự ra đời của hợp kim kẽm và nhôm vào năm 1914. Bên cạnh đó, hợp kim magiê và đồng ra đời, và đến những năm 1930, nhiều hợp kim khác ra mắt thị trường, được sử dụng cho đến nay.
Quá trình đúc khuôn đã phát triển từ phương pháp rót kim loại nóng chảy áp suất thấp cho đến các kỹ thuật bao gồm đúc áp suất cao. Các quy trình hiện đại này có khả năng tạo ra các vật đúc có tính toàn vẹn cao, bề mặt hoàn thiện ngày càng tốt hơn. Chưa kể, kích thước và trọng lượng vật đúc ngày càng lớn hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Tính đến năm 2008, giới hạn trọng lượng tối đa đối với vật đúc bằng nhôm, đồng thau, magie và kẽm được ước tính lần lượt là khoảng 32 kg, 4,5 kg, 20 kg và 34 kg. Vào cuối năm 2019, máy móc thiết bị ngành đúc có khả năng đúc các vật đúc đơn lẻ nặng hơn 100 kg, dùng để sản xuất các bộ phận khung nhôm cho ô tô.
——————————————————————