Nhôm là một trong những nguyên vật liệu ngành đúc phổ biến, nhưng kẽm cũng có tính năng riêng biệt. Cơ sở đúc nên chọn nhôm hay kẽm?
Dựa trên báo cáo từ trang European Subcontracting Network (Mạng lưới Nhà thầu phụ Châu Âu) cùng một số nghiên cứu chuyên ngành, Thiết bị Phong Đạt giới thiệu những lợi ích khác nhau giữa đúc nhôm và kẽm để doanh nghiệp cân nhắc rồi đưa ra lựa chọn nguyên vật liệu ngành đúc phù hợp.
Việc tạo ra linh kiện thành mỏng nhưng vẫn đủ chắc chắn để không bị biến dạng là một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình đúc khuôn.
Việc lựa chọn nguyên vật liệu ngành đúc ảnh hưởng trực tiếp đến độ dày/mỏng của thành vật đúc. Nguyên liệu kẽm chiếm ưu thế vì có thể được dùng để đúc những linh kiện có thành mỏng nhất bởi khối lượng riêng (hay mật độ khối lượng) cao hơn nhôm. Điều này giúp sản phẩm đúc khuôn vỏ mỏng có chất lượng cao hơn (nhất là linh kiện có cấu trúc rất phức tạp).
Mức áp suất là yếu tố tạo nên ứng suất dư – ứng suất nén hoặc ứng suất kéo còn lại trong cấu kiện/chi tiết cơ khí khi đã loại bỏ tải trọng bên ngoài.
Dù kim loại nóng chảy chảy khá nhanh, nhưng vẫn cần có áp lực nhất định trong quá trình đúc để ép kim loại vào mọi ngóc ngách của khuôn, tạo ra thành phẩm chính xác. Do đó, lượng áp suất cần thiết phụ thuộc vào hợp kim được dùng để đúc. Nhôm đòi hỏi mức áp suất cao hơn kẽm trong quá trình đúc để tạo ra cùng một loại chi tiết với dung sai ở mức chính xác. Đối với kẽm thì áp suất thấp hơn và nhiệt độ thấp hơn nên sản phẩm đúc có ít ứng suất dư hơn.
Nhôm là một trong những nguyên vật liệu ngành đúc có giá cả phải chăng, phổ biến với nhiều loại hợp kim nhôm khác nhau, đáp nhu cầu đa dạng của khách hàng. Kẽm và hợp kim nhôm – kẽm cũng được sử dụng phổ biến, nhưng có giá thành cao hơn nhôm. Chi phí sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng đa số chuyên gia cho rằng chi phí đúc kẽm cao hơn nhôm.
Áp suất, nhiệt độ và ứng suất được tạo ra trong quá trình đúc đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tuổi thọ của một linh kiện.
Các linh kiện đúc bằng kẽm được đánh giá là bền hơn nhiều so với nhôm. Tuổi thọ dụng cụ kẽm có thể được kéo dài thêm hàng nghìn giờ nếu so sánh với nhôm.
Việc chọn vật liệu ngành đúc là kẽm để có thể giúp kéo dài tuổi thọ và tăng độ bền của vật đúc (nhất là trước tác động đột ngột). Đa số doanh nghiệp đang sản xuất các bộ phận cắt, ép hoặc dụng cụ khác thường đánh giá cao khả năng của vật đúc bằng kẽm trong việc chịu được các chu kỳ sử dụng khắc nghiệt, ít bị biến dạng hoặc mài mòn nhất. Nhìn chung, về độ cứng của sản phẩm đúc đã hoàn thành, kẽm vượt mặt nhôm.
Đúc khuôn thường làm giảm nhưng không thể loại bỏ nhu cầu hoàn thiện thứ cấp. Việc đánh bóng, mài hoặc định hình lại các bộ phận sau khi đúc khuôn sẽ làm tăng thời gian và chi phí sản xuất. Vì thế, việc lựa chọn vật liệu ngành đúc nào làm đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ hoàn thiện sau khi đúc khuôn.
Sử dụng nhôm giúp giảm đáng kể yêu cầu hoàn thiện thứ cấp. Trong khi đó, kẽm thường loại bỏ hoàn toàn nhu cầu hoàn thiện thứ cấp sau khi đúc khuôn, tạo ra các bề mặt rất mịn hoặc có hoa văn hoàn hảo, không cần mài thứ cấp (nếu thiết kế khuôn hoàn hảo ngay từ đầu). Tuy nhiên, một số chuyên gia thì cho rằng cả hai loại khuôn này đều cần phải đánh bóng bề mặt sau khi sản phẩm rời khỏi khuôn đúc.
Việc chuyển đổi từ nhôm sang kẽm hay hợp kim nhôm – kẽm cần có sự tư vấn và hỗ trợ từ chuyên gia đúc khuôn. Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường, Thiết bị Phong Đạt chuyên cung cấp giải pháp, thiết bị đúc khuôn vỏ mỏng tiên tiến với giá cả cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu sản xuất của khách hàng.
————————————————————————————————
Văn phòng Trụ sở: 175/51 PHÓ CƠ ĐIỀU, PHƯỜNG 06, QUẬN 11, TP.HCM.
Địa chỉ Kho: 94/15 Đường Bình Chuẩn 31, KP. Bình Phước A, P. Bình Chuẩn, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Tel: (+84) 0913.772.019 – 0906.841.474
Website: https://thietbiphongdat.com – Email: [email protected]